Luật Xây Dựng Quy Định Giấy Phép Sửa Chữa Nhà

Luật Xây Dựng Quy Định Giấy Phép Sửa Chữa Nhà

suadieuhoahanoi.com.vn – Sửa chữa bảo dưỡng” Điện Lạnh Bách Khoa” Bộ tài liệu về luật xây dựng, cách xin giấy phép sửa chữa nhà, xây mới, những quy định mới sửa đổi, hướng dẫn thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà. Bài viết chia sẻ tường tận đến bạn tất tần tật những vấn đề còn gây nhiều thắc mắc về luật xây dựng giấy phép sửa chữa nhà cửa cũng như hướng dẫn chi tiết các thủ tục, trình tự dễ dàng, đơn giản nhất.

Tất tần tật về luật xây dựng quy định giấy phép sửa chữa nhà cửa bạn cần biết

Nhà ở sau một thời gian dài sử dụng chắc chắn sẽ xuống cấp và phát sinh một số hư hỏng từ mức độ nặng đến nhẹ. Do đó, hầu như sinh hoạt lâu ngày, các gia chủ đều có nhu cầu sửa chữa, cải tạo lại để làm mới cũng như tạo sự an toàn tuyệt đối.

Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị lên kế hoạch thi công, nâng cấp nhà cửa, rất nhiều người không khỏi băn khoăn, không biết có cần phải đề nghị xin giấy phép theo luật quy định giấy phép sửa chữa nhà hay không? Những trường hợp nào được miễn và hồ sơ thủ tục như thế nào cập nhật thông tin mới nhất?

Bài viết hôm nay sửa nhà Hà Nội suadieuhoahanoi.com.vn – Sửa chữa bảo dưỡng” Điện Lạnh Bách Khoa” sẽ chia sẻ đến bạn toàn bộ các vấn đề giấy phép sửa chữa nhà có liên quan này để bạn hiểu rõ thêm, cùng theo dõi nhé!

Giới thiệu về luật xây dựng quy định sửa chữa nhà cửa

Pháp luật về xây dựng, thi công là một trong những vấn đề có tầm quan trọng nhất hiện nay trên xã hội. Nó ra đời không chỉ nhằm mục đích điều chỉnh mạnh mẽ về các dự án có liên quan đến công trình lớn mà còn tác động lên cả những tòa nhà ở riêng lẻ. 

Hầu như tất cả mọi dự án công trình khi muốn khởi công xây cất đều phải chịu sự ảnh hưởng của bộ luật này. Khi có quy định rõ ràng, mọi việc sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, tiêu chuẩn với ý nghĩa đảm bảo an toàn cho tính mạng con người cùng như môi trường xung quanh công trình.

Bộ luật xây dựng được ban hành vào mới nhất vào năm 2014 với nhiều loại giấy phép sửa chữa nhà đa dạng. Mỗi dự án thi công sẽ có quyền lợi và tuân thủ theo trách nhiệm riêng theo loại giấy phép đó. 

Theo khoản 3 điều 89 bộ luật xây dựng quy định, giấy phép sửa chữa nhà bao gồm 3 loại phổ biến và chủ yếu sau đây: 

  • Giấy phép xây dựng cho công trình mới hoàn toàn.
  • Giấy phép xây dựng cho công trình cần sửa chữa, nâng cấp, cải tạo.
  • Giấy phép xây dựng cho công trình cần di dời, di chuyển sang một địa điểm khác.

Tư vấn>>>  Thời điểm vàng sửa lại nhà thích hợp nhất

Luật xây dựng quy định giấy phép sửa chữa nhà cửa đóng vai trò rất quan trọng hiện nay

Sửa chữa, cải tạo nhà cửa có cần xin giấy phép của chính quyền hay không?

Như đã đề cập ở trên, luật quy định giấy phép sửa chữa nhà cửa hay tạo dựng công trình mới đều cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà từ chính quyền. Sau đó, chủ sở hữu mới được quyền khởi công, động thổ hay tiến hành nâng cấp nhà cửa.

 

Theo điều 16 của nghị định 16/2022/NĐ-CP ban bố, nếu người nào khi xây dựng mà không tuân thủ hay có dấu hiệu vi phạm luật xây dựng sẽ phải chịu những hình thức xử phát sau đây:

– Xử phạt đối với các hành vi của tổ chức, cá nhân thi công xây dựng công trình sai nội dung được cập nhật trên giấy phép xây dựng. Chẳng hạn, giấy phép cho phép trường hợp sửa chữa, cải tạo, di dời công trình nhưng lại xây mới không đúng quy định hay ngược lại nhằm mục đích qua mặt chính quyền, thu lợi bất chính.

Những vi phạm sẽ được xử lý bao gồm:

  • Đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ, nhà ở dân dụng, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  • Đối với trường hợp thi công xây cất nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác, phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
  • Đối với những công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu tính khả thi khi đầu tư xây dựng, sửa chữa mà không thực hiện thì phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.

Sau đó, mọi công trình được bị buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách phá dỡ công trình hay một phần công trình xây dựng không đúng quy định.

– Ngoài ra, đối với một số hành vi tổ chức, cá nhân cố tình xây dựng công trình sai so với  nội dung giấy phép sửa chữa nhà xây dựng, nâng cấp được công bố thì bên cạnh phạt tiền theo quy định ở trên, chủ sở hữu còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại 81 của nghị định này.

Theo đó, nghị định số 16/2022/NĐ-CP, điều 81 quy định về trình tự thủ tục về khắc phục hậu quả xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp là:

  • Người có thẩm quyền và có trách nhiệm sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải dừng thi công công trình xây dựng ngay. 
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà ở dân dụng, nhà ở riêng lẻ, các tổ chức, cá nhân vi phạm buộc phải gấp rút hoàn thành hồ sơ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh.
  • Nếu đã hết thời hạn quy định mà các tổ chức, cá nhân vi phạm vẫn không xuất trình được giấy phép xây dựng hay giấy phép xây dựng điều chỉnh, thiết kế, sửa chữa thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng sai nội dung cho phép đó.
  • Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày có biên bản bàn giao thông báo hoặc từ ngày gửi văn bản thông báo theo dấu bưu điện, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm ngay lập tức.
  • Trong thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định, thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ kiểm tra hiện trạng công trình để lập biên bản ghi nhận xem công trình thực tế có phù hợp hay không.
  • Tiếp theo các cá nhân, tổ chức xây dựng vi phạm chỉ được tiếp tục thi công, cải tạo, sửa chữa nếu nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận là phù hợp với nội dung trên giấy phép xây dựng được cấp, giấy phép xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định.
  • Trường hợp hiện trạng công trình thực tế không phù hợp với nội dung trên giấy phép đã được thẩm định thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải tạm dựng và phá dỡ công trình đó ngay. Nếu không thực hiện, các cá nhân, tổ chức sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo khoản 2 và khoản 4 của điều này.

Bên cạnh đó, trong quá trình đang đề nghị làm thủ tục xin cấp phép xây sửa nhà luật xây dựng hay giấy phép thiết kế, điều chỉnh, sửa đổi công trình mà tổ chức, cá nhân vi phạm tiếp tục thi công thì bị xử lý theo quy định tại khoản 13, điều 16 của nghị định số 16/2022/NĐ-CP.

Như vậy, tóm lại, việc tu sửa nhà ở nếu không có giấy phép luật xây dựng quy định giấy phép sửa chữa nhà hay không đúng nội dung trên giấy phép có thể sẽ bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đương nhiên, công trình đó cũng không được tiếp tục thi công hoàn thiện, buộc phải tháo dỡ để khắc phục sự cố, hậu quả gây ra.

Phong thủy >>> Sửa lại nhà có cần xem ngày không?

Người muốn xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà cửa phải xin giấy phép từ chính quyền địa phương

Những trường hợp nào được miễn giấy phép sửa chữa nhà?

Giấy phép xây dựng quy định về xây cất, giấy phép sửa chữa nhà cửa được hiểu là văn bản có pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để thực hiện thi công công trình của mình.

Việc cấp phép xây sửa nhà có tác dụng đảm bảo nhà nước có thể quản lý việc xây dựng theo đúng quy hoạch, tuân thủ tốt các quy định của pháp luật có liên quan như: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh có giá trị,…

Bộ luật này cũng đóng vai trò làm cơ sở để cơ quan nhà nước có căn cứ thực hiện kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công,…

Thế nhưng, trong một số trường hợp gia chủ sẽ được miễn cấp giấy phép sửa chữa nhà xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình theo quy định của luật đất đai, luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xem thêm >>> Thời gian sửa lại nhà mất bao nhiêu lâu?

Việc cấp giấy phép có tác dụng đảm bảo nhà nước có thể quản lý việc xây dựng hiệu quả hơn

Cụ thể, theo khoản 2 điều 89 luật xây dựng ban hành năm 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở thì sẽ có 2 trường hợp bạn được miễn xin giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Trường hợp công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi bố cục, kết cấu chịu lực của nó. Đặc biệt là mọi điều chỉnh không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
  • Trường hợp công trình sửa chữa, cải tạo có làm thay đổi nhưng chỉ là kiến trúc bề mặt bên ngoài, không tiếp giáp với đường trong đô thị, có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

 Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 89 bộ luật xây dựng quy định giấy phép sửa chữa nhà cửa năm 2014 có sửa đổi, bổ sung năm 2020, việc cấp giấy phép xây dựng được miễn cho các trường hợp đặc biệt như sau:

  • Những công trình bí mật của nhà nước, công trình cần xây dựng khẩn cấp để hoàn thành nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn,…
  • Các công trình nằm trong dự án sử dụng vốn đầu tư công được thủ tướng chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, viện kiểm sát nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tối cao hay kiểm toán nhà nước, văn phòng chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan trung ương mặt trận tổ quốc hay của chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư xây dựng, thi công.
  • Những công trình xây dựng tạm thời theo quy định tại điều 131 của luật xây dựng. 
  • Các công trình quảng cáo không thuộc trường hợp đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật nhà nước về quảng cáo.
  • Các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của chính phủ Việt Nam.
  • Các công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị có nội dung phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước đó.
  • Công trình xây dựng đã nhận được sự chấp nhận của cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và có đủ điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của luật này.
  • Công trình nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc những dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn có sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Các công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng ngoại trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong một số khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

>>> 10 sai lầm lớn nhất khi sửa lại nhà

Nhiều trường hợp đặc biệt không cần xin giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền

Các trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép mới được tu sửa nhà cửa

Như vậy, ngoại từ 2 trường hợp cụ thể và các tình huống đặc biệt trên, trong quá trình cải tạo, tu sửa sơn lại nhà ở mà có những thay đổi nào khác, gia chủ bắt buộc phải có giấy phép xây dựng như:

  • Công trình có làm thay đổi kết cấu, nền móng chịu lực.
  • Công trình cần thay đổi công năng sử dụng khi sửa chữa, nâng cấp lại.
  • Công trình sửa chữa có thể sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường hay an toàn công trình, tính mạng con người.
  • Công trình thay đổi kiến trúc, thiết kế và có tiếp giáp với các đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Khi xin cấp phép xây sửa nhà bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp huyện, nộp lệ phí và đợi kết quả. Sau khi có kết quả bạn mới được phép tiến hành xây dựng, sửa chữa theo đúng quy định.

Các trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép mới được tu sửa nhà cửa theo quy định pháp luật

Cần chuẩn bị gì khi xin giấy phép sửa nhà, nâng cấp?

Căn cứ theo điều 97 bộ luật xây dựng quy định giấy phép sửa chữa nhà cửa về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình, bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ, giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị được cấp giấy phép sửa chữa, xây dựng, cải tạo lại nhà ở.
  • Bản sao một trong những giấy tờ có liên quan chứng minh được quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng nhà ở theo đúng quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ hay ảnh chụp hiện trạng thực tế của hạng mục, bộ phận nhà ở riêng lẻ đề nghị được nâng cấp, kích thước tối thiểu 10 x 15cm.
  • Hồ sơ thiết kế, sửa chữa, cải tạo tương ứng với các loại công trình theo quy định tại điều 46 nghị định 5/2021/NĐ-CP.

>>> Cách chọn ngày đẹp nhất để xây sửa nhà

Trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép bạn phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định

Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cửa bao gồm những bước nào?

Để xin được cấp phép xây sửa nhà cửa một cách dễ dàng, thuận lợi và suôn sẻ nhất, bạn có thể thực hiện theo trình tự mà https://suadieuhoahanoi.com.vn/ hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Người đi xin giấy phép đi nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền như UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi có nhà ở, công trình cần thi công sửa chữa. 

Cách thức nộp: Chủ sở hữu công trình, chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp cho UBND có thẩm quyền phê duyệt hoặc gửi qua đường bưu điện đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp huyện thụ lý.

Bước 2: Lúc này, UBND, bộ phận tiếp nhận sẽ thu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng của bạn và có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Theo đó:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ thì sẽ có giấy biên nhận trao cho người nộp hẹn ngày lấy kết quả.
  • Nếu hồ sơ không đầy đủ hay không đúng quy định, bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện lại hồ sơ rồi mới cấp giấy biên nhận hẹn.

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục thực hiện thẩm định, phê duyệt, khảo sát và xử lý yêu cầu theo đúng quy định pháp luật nhà nước. 

Bước 4: Cơ quan thẩm định tiến hành trả kết quả theo đúng lịch hẹn trên giấy biên nhận cho chủ đầu tư, chủ sở hữu. Đó là giấy phép xây dựng, điều chỉnh công trình nhà ở có kèm theo hồ sơ thiết kế nhà trình xin cấp phép xây sửa nhà xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền là hợp pháp.

Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cửa khá đơn giản và nhanh chóng

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin giấy phép là bao lâu?

Theo quyết định số 838/QĐ-BXD năm 2016 công bố về thủ tục hành chính mới nhất, được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của luật xây dựng quy định giấy phép sửa chữa nhà cửa do bộ xây dựng ban hành, thời hạn giải quyết hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xây dựng, điều chỉnh, thay đổi, cải tạo công trình nhà ở sẽ không quá 30 ngày, tính từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định.

Song song với đó, lệ phí xin cấp phép xây sửa nhà xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở cũng được áp dụng theo thông tư 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. 

Cụ thể, lệ phí này sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định cho nên từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có mức lệ phí khác nhau. Chính vì thế, bạn có thể tham khảo thêm tại nơi nộp hồ sơ nhé!

Kinh Nghiệm >>> những chú ý khi xây nhà cần loại bỏ

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin giấy phép thường không quá 30 ngày, lệ phí phụ thuộc từng tỉnh, thành phố

Như vậy, tùy vào từng mức độ của việc sửa chữa nhà ở, cải tạo công trình dân dụng mà chủ sở hữu nhà có thể phải xin giấy phép xây dựng hoặc không. Nếu bạn đang có ý định xây sửa nhà, chống thấm cửa nhưng không có kiến thức cũng như kinh nghiệm về vấn đề này, bạn hãy tham vấn ý kiến từ luật sư để hạn chế tình trạng cấp phép xây sửa nhà sai quy định pháp luật, bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về xây sửa nhà nhé!

Hoặc, bạn cũng có thể liên hệ với đơn vị thi công thiết kế, nâng cấp nhà uy tín, chuyên nghiệp để được nhân viên hỗ trợ thủ tục cùng trình tự này một cách nhanh gọn nhất. Khi có nhu cầu được tìm hiểu về luật xây dựng quy định giấy phép sửa chữa nhà, bạn hãy gọi về Hotline 0963 9599 58 để được nhân viên giải đáp kịp thời và chính xác nhất bạn nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *