Tổng hợp 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng mà bạn cần lưu ý
suadieuhoahanoi.com.vn Quá trình sử dụng lò vi sóng có vô số sự cố hỏng, trong đó 10 lỗi thường gặp nhất ở lò vi sóng do người dùng được sửa chữa bảo dưỡng ” Điện Lạnh Bách Khoa” chia sẻ ngay sau đây. Hãy tìm hiểu ngay 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng sau đây, để từ đó bạn biết được những nguyên nhân cũng như cách bạn có thể tự khắc phục tại nhà.
Lò vi sóng là thiết bị hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu trong mỗi gia đình
Ngày nay, lò vi sóng đã trở thành một trong những thiết bị hỗ trợ đắc lực cho những chị em phụ nữ. Vì vậy không quá ngạc nhiên khi nhiều gia đình có sự xuất hiện của thiết bị này. Ngoài công dụng rã đông thực phẩm, lò vi sóng còn có khả năng nướng và chế biến nhiều món ăn khác một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên trong suốt quá trình sử dụng, lò vi sóng gặp sự cố là điều không thể tránh khỏi. Để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản, bạn hãy tham khảo những thông tin ở nội dung bên dưới nhé.
Xem Thêm:
Trung tâm bảo hành lò vi sóng electrolux ủy quyền
Địa chỉ bảo hành lò vi sóng samsung uy tín
Danh sách bảo hành lò vi sóng LG toàn quốc
Dịch vụ bảo hành lò vi sóng panasonic ủy quyền
Tra cứu bảo hành lò vi sóng Toshiba điều khoản & dịch vụ
10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng
Lò vi sóng là thiết bị gia dụng phổ biến, nó có công dụng làm chín thức ăn nhanh chóng từ bên trong ra ngoài. Không chỉ vậy, nhờ làm chín thức ăn nhanh chóng mà món ăn của bạn sẽ giữ được trọn vẹn các dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, thức ăn của bạn sẽ hạn chế tình trạng bị nấu quá lửa, bị cháy khét giúp đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.
Trong quá trình sử dụng, cho dù là thương hiệu lớn hay thương hiệu nhỏ thì chúng đều dễ xảy ra một số lỗi thường gặp. Vậy nguyên nhân nào khiến chúng gặp những lỗi này.
Thiết bị của bạn có thể sẽ xảy ra một số lỗi như: Đèn không sáng, lỗi đĩa không xoay, bản điều khiển không hoạt động, mất nguồn điện, chập điện, rò điện, đứt cầu chì, lò không nóng, kêu to, bị liệt phím,…
Trong bài viết sau sẽ tổng hợp 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng. Từ đó bạn sẽ hiểu rõ được các nguyên nhân và cách để khắc phục ngay tại nhà. Lưu ý, đối với những bạn không am hiểu gì về kỹ thuật, hãy gọi ngay đến đội thợ uy tín để họ giúp bạn khắc phục triệt để nhé.
1. Bảng điều của lò vi sóng bị liệt phím không điều chỉnh được
Nếu như bạn ấn nút điều khiển quá mạnh sẽ rất dễ làm thiết bị liệt phím
Bạn không thể điều chỉnh được các chức năng mong muốn hoặc thiết bị không vận hành các chức năng chính xác. Lỗi này thường gặp ở những lò vi sóng có bảng điều khiển điện tử.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lỗi này xảy ra, trong đó các nguyên nhân thường gặp nhất là:
- Do bạn ấn nút điều khiển quá mạnh hoặc các chức năng bị thay đổi đột ngột trong khi thiết bị đang hoạt động.
- Trong quá trình vận chuyển, lò vi sóng bị va đập mạnh khiến cho các mạch điều khiển bị bể.
- Do bạn dùng khăn ướt lau khu vực bàn phím, khiến chúng bị liệt.
- Côn trùng chui vào bên trong buồng lò và lập tổ trong máy qua lỗ thông khí.
Để khắc phục bạn hãy hạn chế ấn mạnh và liên tục vào các phím trên bảng điều khiển. Nếu bảng điều khiển bị ẩm ướt, hãy để yên trong vài ngày cho khô hẳn, lưu ý bạn không được xịt nước rửa gần khu vực này. Hoặc bạn có thể dùng khăn khô để lau, sau đó dùng máy sấy tóc sấy ở nhiệt độ thấp. Ngoài ra, để tránh côn trùng vào bạn hãy lắp thêm lưới ở lỗ thông hơi của thiết bị.
Nếu bạn phát hiện côn trùng chui vào, hãy liên hệ với đội ngũ sửa sữa để họ làm sạch lại thiết bị nhé!
2. Lò vi sóng có tiếng và kêu to
Lò vi sóng quá cũ sẽ khiến các linh kiện xuống cấp tạo nên tiếng kêu to
Sau một thời gian dài sử dụng, thiết bị của bạn thường hay phát ra những tiếng kêu lục cục bên trong rất khó chịu. Đây là một trong 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng. Các nguyên nhân khiến thiết bị phát ra tiếng kêu là do:
- Bạn đã dùng thiết bị lâu năm khiến cho các linh kiện xuống cấp nên không hoạt động êm ả.
- Do quạt thông gió bị trục trặc khiến tiếng máy phát ra tiếng ồn.
- Có thể do trục quanh, con lăn và bánh xe xoay đĩa không khớp hoặc do lò để ở vị trí bấp bênh, không cân bằng.
Để khắc phục, bạn cần vệ sinh lò vi sóng sau khi sử dụng, tránh làm các bụi bẩn, mảng bán tích tụ khiến nhiệt không tản được gây ra tiếng kêu. Trước khi sử dụng, bạn hãy kiểm tra các bộ phận đã khớp chưa để điều chỉnh kịp thời. Nếu lò đặt ở nơi không cân bằng bạn hãy di chuyển thiết bị để không còn phát ra tiếng kêu nữa. Đối với trường hợp lò quá cũ, khiến nó phát ra tiếng kêu to thì đã đến lúc bạn cần sắm một thiết bị mới.
3. Lò vi sóng bị mất nguồn, không vận hành
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lò vi sóng mất nguồn hay không vận hành trong đó là:
- Linh kiện bên trong bị hỏng là nguyên nhân thường thấy thấy, đặc biệt là khi cầu chì bị đứt.
- Do điện áp tăng quá mạnh, cầu chì tự động ngắt điện.
- Phích cắm, dây điện bị hư hỏng, bị lỏng hoặc cháy.
- Ổ cắm điện, công tắc hoặc nguồn điện của gia đình bạn gặp vấn đề khiến lò không thể hoạt động được.
Để khắc phục, bạn hãy kiểm tra lại phích cắm điện, nếu nó bị lỏng thì cắm lại hoặc thay mới khi bị cháy. Tiếp đó, bạn kiểm tra lại dây cắm nguồn điện và dây dẫn xem có bị lỏng hay đứt ở vị trí nào không. Nếu nguồn điện trong gia đình không ổn định, bạn cần dùng ổn áp để điều chỉnh lại nguồn điện. Khi đã kiểm tra và khắc phục những lỗi trên nhưng thiết bị vẫn không hoạt động, bạn hãy rút hết phích điện và gọi đội thợ sửa lò vi sóng sửa chữa bảo dưỡng ” Điện Lạnh Bách Khoa” để hỗ trợ mình.
4. Lò vi sóng bị đứt cầu chì
Cầu chì lò vi sóng có công dụng làm nóng thức ăn và ổn định hoạt động của thiết bị
Một trong 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng chính là lò bị đứt cầu chì. Đây là thiết bị nằm bên trong lò, nó sẽ giúp cho lò vi sóng hoạt động ổn định và làm nóng thức ăn. Khi cầu chì bị đứt, tuy lò vi sóng vẫn hoạt động và quay bình thường nhưng thức ăn sẽ không được làm nóng. Ngoài ra, nó còn có công dụng bảo vệ lò vi sóng khi điện áp tăng quá nhanh.
Nếu bạn thấy cầu chì của lò gặp vấn đề, hãy thay ngay cầu chì khác để lò hoạt động an toàn hơn. Cách thay cầu chì khá đơn giản nhưng sẽ cần một số dụng cụ hỗ trợ. Vì vậy, nếu bạn không có chuyên môn, hãy liên hệ với thợ sửa chữa nhé!
5. Đèn bên trong lò vi sóng không sáng hoặc nhấp nháy
Nếu bạn thấy đèn trong lò nhấp nháy có thể là do đèn báo hiệu bị lỗi
Đây là lỗi mà nhiều bạn thắc mắc không biết vì sao mà đèn lại không sáng hay nhấp nháy liên tục. Những nguyên nhân chủ yếu khiến lò vi sóng gặp tình trạng này là:
- Cửa lò không đóng kín, không đóng nên đèn báo hiển thị chập chờn.
- Do đèn bị lỗi nên thường nhấp nháy hoặc do nguồn điện cung cấp không ổn định.
Cách khắc phục tình trạng này khá đơn giản, bạn hãy kiểm tra lại cửa lò, đóng dứt khoát để cửa vào đúng khớp. Sau đó, bạn kiểm tra lại nguồn điện, cắm kỹ phích cắm vào nguồn. Nếu như không khắc phục được, bạn hãy mang sản phẩm đến các cơ sở sửa chữa hoặc bảo hành.
6. Lò vi sóng xuất hiện tia lửa bên trong
Bạn hốt hoảng khi thấy trong đang sử dụng mà lò vi sóng phát ra tia lửa. Đây là một trong 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng, nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra là do:
- Bạn dùng thực phẩm không phù hợp khiến thức ăn bị cháy, biến dạng gây nên tiếng nổ nhỏ.
- Bạn dùng đồ kim loại để đựng thực phẩm hoặc dùng màng bọc bằng kim loại.
- Do tấm chắn sóng bên trong lò bị hỏng.
Để khắc phục, bạn hãy sử dụng công thức nấu ăn vừa phải, hạn chế nấu trong thời gian dài. Không sử dụng vật dụng bằng kim loại hoặc trang trí với hoa văn bằng kim loại. Ngoài ra, hãy thường xuyên vệ sinh tấm bảo vệ của bộ phận phát sóng. Nếu như bạn nấu những thực phẩm dầu mỡ, hãy vệ sinh lò thật sạch sẽ để không tạo nên tiếng nổ nhỏ trong lò.
7. Lò vi sóng của bạn bị rò điện
Lò vi sóng bị rò điện là tình trạng rất nguy hiểm mà bạn cần khắc phục ngay
Nếu bạn chạm tay vào vỏ lò vi sóng mà cảm thấy bị tê tê hay giật giật, hãy nhanh chóng ngắt nguồn điện của thiết bị ngay. Đây là tình trạng rất nguy hiểm nên bạn cần tìm cách khắc phục nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân khiến lò vi sóng bị rò điện là:
- Bạn đã sử dụng lò vi sóng được một thời gian rất lâu khiến vỏ bị hở, cong vênh.
- Do đặt lò ở những nơi có độ ẩm cao, mạch điện bị ẩm ướt, lớp cách điện giảm tác dụng.
- Sử dụng vật đựng bằng kim loại và nấu với công suất lớn lâu.
Trước khi sửa chữa lò vi sóng, bạn hãy dùng bút thử điện để kiểm tra thiết bị. Đây là cách giúp bạn tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Không chỉ vậy, hãy tránh đặt thiết bị ở dưới đất hay nơi có độ ẩm cao vì rất dễ khiến lò bị nhiễm điện.
8. Lò vi sóng vẫn hoạt động nhưng không nóng
Có thể do cầu chì bị đứt sẽ khiến cho lò vi sóng không nóng
Đây cũng chính là một trong 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng mà bạn cần chú ý. Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra bao gồm:
- Bạn để lò quá bẩn, bám nhiều mảnh vụn thức ăn, khi để lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng đến bộ chắn sóng.
- Bị hỏng bóng cao tầng khiến cầu chì bị đứt hoặc bộ chắn sóng bị hỏng.
Sau đây là cách để bạn khắc phục tình trạng này nhanh chóng và có thể thực hiện tại nhà:
- Đầu tiên hãy ngắt nguồn điện, mở cửa lò để lấy tất cả thức ăn ra bên ngoài. Sau đó, bạn tháo vỏ ngoài ở mặt sau lò để tìm và lấy hộp cầu chì ra.
- Tiếp tục, mở hợp cầu chì, dùng bút thử điện để kiểm tra cầu chì có sáng đèn không.
- Nếu như cầu chì bị đứt thì thay bằng cầu chì mới và lắp nó vào vị trí ban đầu.
- Mở lại nguồn điện, cho thức ăn vào và hoạt động máy để kiểm tra xem bạn đã thay cầu chì thành công chưa.
9. Đĩa xoay của lò không xoay
Khi hoạt động lò, bạn nhận thấy phần đĩa quay của nó không xoay như bình thường, đó có thể là do một số nguyên nhân sau:
- Vị trí của khớp nối nhựa bên dưới khay chưa đúng không khớp với trục xoay.
- Động cơ của trục xoay bị hỏng.
- Vòng xoay, con lăn bị lệch hoặc bị kẹt cứng do bụi, vết bẩn bám vào.
- Do cửa lò chưa đóng hay đóng cửa bị hở.
- Bạn đặt quá nhiều thức ăn bên trong với trọng lượng lớn khiến lò không thể quay được.
Để khắc phục, bạn kiểm tra xong đã đóng kín chưa, đặt lại đãi xoay cho đứng khớp. Nếu vòng xoay hoặc con lăn bị lệch thì bạn vệ sinh và chỉnh lại. Đối với trường hợp trục xoay bị hỏng, bạn không thể sửa chữa được thì nên liên hệ với đội thợ chuyên nghiệp.
10. Lò vi sóng tự ngừng khi đang hoạt động
Nguyên nhân chủ yếu khiến máy tự ngưng hoạt động là do ổ cắm điện bị lỏng. Ngoài ra, khi bạn đặt lò ở những vị trí không thoát nhiệt tốt, bị các vật dụng khác che mất các khe thoát nhiệt. Vì vậy khiến lò không tản nhiều được nên bộ phận bảo vệ sẽ tự động ngắt điện.
Để khắc phục, bạn hãy kiểm tra lại phích cắm để chắc chắn nó đã được cắm cố định và không bị lỏng. Ngoài ra, bạn hãy đặt lò tại nơi thoáng mát để tránh che phần khe thoát nhiệt ở nắp và bên hông lò.
Những lời khuyên để bạn dùng lò vi sóng hiệu quả hơn
Lò vi sóng đang dần trở thành thiết bị hữu ích để bạn chế biến và hâm nóng thức ăn. Ngoài việc quan tâm đến 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng trên thì bạn cũng cần tham khảo một số cách sử dụng để tăng tuổi thọ của lò.
Lưu ý về dụng cụ đựng thức ăn
Chỉ nên dùng những dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng dành cho lò vi sóng
Khi sử dụng lò vi sóng, bạn tuyệt đối không được dùng khay đựng thức ăn hoặc màng bọc bằng kim loại. Chúng sẽ khiến trong lò xuất hiện tia lửa điện, kèm theo đó là nguy cơ cháy nổ.
Ngoài ra, bạn không được dùng các loại đĩa làm từ chất dẻo vì chúng chịu nhiệt không tốt sẽ dẫn đến tan chảy và biến dạng.
Không chỉ vậy, một số chất độc có thể gây nên bệnh ung thư từ mực in nhãn bao, gói chất dẻo,… sẽ loang ra thức ăn trong lò vi sóng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy bạn hãy dùng những dụng cụ thức ăn chuyên dụng dành riêng cho lò vi sóng nhé!
Lưu ý trong khi chế biến thức ăn
Đối với các loại thức ăn khác nhau, cách thức cũng như nhiệt độ nấu nướng cũng sẽ khác nhau. Vì vậy bạn hãy lưu ý một số trường hợp sau:
- Những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng như trứng, ốc, sò, khoai lang,… bạn nên chọc thủng một lỗ nhỏ trên bề mặt hoặc cắt nhỏ, bóc vỏ trước khi cho vào lò vi sóng. Đây là cách việc nhiệt độ tăng nhanh, thể tích bên trong thức ăn tăng đột ngột sẽ khiến chúng dễ phát nổ.
- Những chất lỏng như cháo loãng, sữa, các món canh,… khi dùng lò vi sóng để hâm, bạn phải để trong hộp đựng rộng miệng, thoáng để tránh nứt vỡ.
- Còn đối với các loại thực phẩm đóng hộp, tốt nhất bạn hãy đổ chúng ra đĩa hoặc bát rồi mới cho vào lò để hâm.
- Các loại thực phẩm khô như xúc xích, thịt nguội, ngũ cốc,… khi dùng lò vi sóng để chế biến, bạn hãy cho thêm một ly nước vào trong lò. Vì việc này sẽ hạn chế tình trạng lò vi sóng bị hỏng.
- Tuyệt đối không nên dùng lò vi sóng để nấu thịt thăn lợn hun khói hay thịt lợn ướp. Đây là những thực phẩm chứa nhiều nitric, khi gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển biến thành các nitrosamin. Những phân tử này có thể gây ra ung thư rất mạnh, làm cho sức khỏe của gia đình bạn bị ảnh hưởng.
Sử dụng lò vi sóng tiết kiệm điện
Nên thay thế lò vi sóng đã cũ bằng thiết bị mới để giúp bạn tiết kiệm điện năng hơn
Ngoài 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng thì tiêu chí mà bất kỳ ai khi mua sắm lò vi sóng cũng quan tâm chính là công suất hoạt động của thiết bị có phù hợp với gia đình mình không. Vì nếu sử dụng không đúng công suất không chỉ làm giảm tuổi thọ của thiết bị mà còn gây lãng phí điện năng.
Bạn không nên để lò vi sóng gần những nơi có máy lạnh hoặc những thiết bị khiến lò hoạt động ở công suất cao hơn.
Khi nấu, nhiệt độ trong lò có thể phân bố không đều và thường sẽ làm nóng ở giữa lò nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên sắp xếp đồ ăn theo vòng tròn, những loại thức ăn có kích thước lớn thì đặt ở giữa để chúng nhanh chín hơn. Ngoài ra, khi khuấy thực phẩm bạn hãy trở chiều để nhiệt được phân tán đều, nhanh giúp giảm điện năng tiêu thụ.
Lưu ý, đối với những thực phẩm khô bạn hãy để một ly nước vào trong để tránh làm ống magnetron không bị hư hao.
Nếu như lò vi sóng của bạn đã quá cũ, hãy thay thế một chiếc lò mới để giúp gia đình tiết kiệm điện hơn.
Vệ sinh lò vi sóng thường xuyên
Trước khi bạn vệ sinh lò, hãy rút nguồn điện ra trước để đảm bảo an toàn cho lò và cho bản thân. Bạn không được sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi lò, tốt nhất nên dùng khăn mềm thấm một chút dấm hoặc nước chanh.
Nếu trong quá trình sử dụng, lò có mùi khó chịu thì bạn đến một ly nước cốt chanh vào và để trong 5-7 phút là được.
Ngoài ra, khi nấu thức ăn bằng lò vi sóng có thể nước sẽ bị trào ra ngoài. Để tẩy sạch những vết bẩn này, bạn hãy rắc một chút muối lên chỗ cần cửa. Sau đó, đợi đến khi lò nguội hẳn thì bạn dùng miếng bọt biển ẩm để chùi sạch.
Chú ý đến vị trí đặt lò vi sóng
Bạn nên đặt lò vi sóng ở những nơi thoáng mát, tránh xa vật liệu dễ cháy nổ
Để giúp lò vi sóng bền bỉ và an toàn, ngoài việc bạn phải đấu dây tiếp mát thì cũng cần sử dụng nguồn điện riêng cho lò. Ổ cắm phải chắc chắn, tốt nhất là bạn hãy cố định nó trên hốc tường.
Có thể bạn đang tìm kiếm
Tra cứu thông tin bảo hành lò vi sóng Sharp toàn quốc
Điều khoản hỗ trợ bảo hành lò vi sóng Aqua Hà Nội
Trung tâm bảo hành lò vi sóng Midea toàn quốc
Thông tin bảo hành lò vi sóng Bosch tại Hà Nội
Dịch vụ bảo hành lò vi sóng Cata uy tín
Nên đặt lò ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp, nhiều nước vì rất dễ chạm điện. Tuyệt đối không được để lò vi sóng xuống đất, nơi có độ ẩm cao và không đặt gần những vật liệu dễ cháy nổ hay ở nơi có nhiệt độ cao.
Ngoài ra, bạn cũng cần đặt lò vi sóng tránh xa tủ lạnh và bếp gas vì nó rất nguy hiểm. Nếu chẳng may lò vi sóng xảy ra cháy nổ, bình gas và khí gas sẽ dễ bị nổ theo, gây thiệt hại rất lớn cho bạn.
Việc sử dụng lò vi sóng đúng cách vừa giúp tăng tuổi thọ của thiết bị, lại giúp bảo đảm an toàn cho mình. Trong quá trình dùng lò vi sóng, bạn sẽ gặp rất nhiều những sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Nếu như không biết được nguyên nhân và cách xử lý sẽ rất bất tiện và tốn nhiều thời gian. Nếu bạn gặp những lỗi trên, hãy bình tĩnh và từ từ khắc phục nhé.
Hy vọng với những chia sẻ về 10 bệnh thường gặp nhất ở lò vi sóng trên sẽ giúp cho bạn khắc phục những sự cố đơn giản nhanh chóng. Từ đó bạn có thể sử dụng thiết bị hiệu quả và bền lâu hơn. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng, bạn hãy chọn những sản phẩm bền tốt và chất lượng từ những thương hiệu uy tín.
Nếu như bạn không thể tự xử lý do không am hiểu về kỹ thuật hay không có thời gian, hãy tìm đến những đội ngũ thợ sửa chữa chuyên nghiệp. Họ không chỉ giúp bạn xử lý sự cố mà còn cho bạn những lời khuyên hữu ích để sử dụng lò vi sóng bền bỉ và hiệu quả hơn.
web : https://suadieuhoahanoi.com.vn/